Nhà máy Bosch Việt Nam kỷ niệm 15 năm đổi mới và sáng tạo
- Nhà máy Bosch Việt Nam kỷ niệm 15 năm hình thành và phát triển với nhiều đóng góp tích cực cho doanh nghiệp và cộng đồng.
- Chiến lược “Địa phương hóa”: Nhà máy Bosch Việt Nam khẳng định vị thế doanh nghiệp thông qua các hoạt động đầu tư giáo dục, phát triển nhân lực và đẩy mạnh sản xuất.
Đồng Nai, Việt Nam – Hôm nay, Nhà máy Bosch Việt Nam - nhà máy lớn nhất thế giới về sản xuất dây đai Truyền động biến thiên liên tục (Continuously Variable Transmission pushbelts) cho xe ô tô, tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm hoạt động tại Việt Nam.
Với chỉ hơn 10 nhân viên vào năm 2008, hiện nay, nhà máy Bosch Việt Nam đã có hơn 1,800 nhân sự đảm nhiệm nhiều vị trí đa dạng. Với hơn 50 triệu sản phẩm được sản xuất và xuất khẩu ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Bắc Mỹ, nhà máy hiện là một trong những doanh nghiệp sản xuất hàng đầu từ Châu Âu, góp phần quan trọng cho ngành sản xuất kỹ thuật cao và nền kinh tế quốc gia. Nhà máy hiện đang vận hành 22 dây chuyền với sản lượng trung bình hàng năm là 5 triệu dây đai và đạt sản lượng cao nhất là 540,000 sản phẩm vào tháng 3 năm 2021.
Bosch đã đầu tư hơn 363 triệu Euro (396 triệu USD) vào nhà máy trong hơn 15 năm qua, trở thành một trong những nhà đầu tư Châu Âu lớn nhất cả nước. Các khoản đầu tư này nhằm mở rộng năng lực sản xuất và phát triển nhà máy thành một nhà máy thông minh với các giải pháp Công nghiệp 4.0, đáp ứng nhu cầu sản lượng tăng cao trên toàn cầu.
Là một phần trong chiến lược "địa phương hóa", Nhà máy Bosch luôn ưu tiên thiết lập quan hệ đối tác với các trường đại học địa phương để cung cấp các cơ hội giáo dục và hỗ trợ các sáng kiến STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học). Mới đây, nhà máy Bosch Việt Nam đã tài trợ hai phòng thí nghiệm Công nghệ Ô tô tại Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (HCMUTE) và Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM (HCMUT) để cung cấp các chương trình đào tạo và nghiên cứu thực hành dành cho sinh viên trẻ quan tâm đến ngành công nghiệp sản xuất ô tô. Ngoài ra, nhà máy còn phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Đào tạo nghề Kỹ thuật Công nghiệp (Bosch TGA) tại Đồng Nai để đào tạo lực lượng lao động tương lai của nhà máy. Tính đến tháng 12 năm 2022, nhà máy Bosch đã tuyển dụng 134 sinh viên tốt nghiệp từ chương trình, tất cả đều bắt đầu với vị trí kỹ thuật viên và một số đã thăng tiến lên các vị trí cao hơn như kỹ sư.
Kể từ năm 2020, Tập đoàn Bosch với hơn 400 địa điểm trên toàn thế giới đã đạt trung hòa carbon. Tại Việt Nam, nhà máy Bosch cũng đầu tư vào các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, cải thiện chất lượng không khí và đặt mục tiêu giảm 15% lượng khí thải ở thượng nguồn và hạ nguồn vào năm 2030. Với mức đầu tư 900.000 euro (1 triệu USD), nhà máy đã vận hành hệ thống tái chế nước thải chiếm 65% tổng lượng nước tiêu thụ của nhà máy vào năm 2020.
Với phương châm "Sáng tạo vì cuộc sống" , những đầu tư của Bosch vào giáo dục, lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường của Việt Nam, cùng với năng lực sản xuất, giúp Bosch trở thành một nhân tố thiết yếu trong nền kinh tế quốc gia.
Người liên hệ giải đáp thắc mắc của báo chí:
Cô Nguyễn Thị Bích Phượng
Trưởng phòng Truyền thông Doanh nghiệp