Những bước đi toàn cầu 1906-1925
Sự trỗi dậy mạnh mẽ trên toàn cầu của công ty non trẻ đã bị gián đoạn khắc nghiệt bởi chiến tranh thế giới thứ nhất, sau đó Bosch đã phải thay đổi và thúc đẩy đổi mới để đối phó với những ảnh hưởng đó.
Vượt đại dương – Khởi đầu tại Hoa Kỳ
Tất cả bắt đầu từ mẫu quảng cáo hệ thống đánh lửa nam châm trên báo chí Hoa Kỳ, đem về các đơn hàng trị giá hàng triệu đô-la cho Bosch năm 1906 và đẩy doanh số tăng gấp đôi trong vòng một năm. Việc kinh doanh ở Hoa Kỳ thành công đến nỗi Bosch bắt đầu sản xuất sản phẩm chủ lực tại nhà máy Springfield, Massachusetts từ năm 1912.
88% - kết quả của toàn cầu hóa
Bên cạnh Hoa Kỳ, Bosch đã bắt đầu tìm kiếm những thị trường khác trên toàn thế giới. Với các văn phòng kinh doanh tại Nam Phi từ năm 1906, Úc từ năm 1907, Argentina từ năm 1908, Trung Quốc từ năm 1909, và Nhật Bản từ năm 1911, mạng lưới đại diện của Bosch đã bao phủ mọi châu lục. Vào năm 1913, hoạt động kinh doanh ngoài nước Đức đã chiếm tới 88% doanh thu của công ty.
Sản phẩm mới — bóng đèn, máy phát điện và bộ khởi động
Khi xe hơi trở thành phương tiện hàng ngày với tốc độ cao hơn và đòi hỏi an toàn hơn, Bosch đã giới thiệu các sản phẩm thích hợp vào năm 1913 và 1914. Bên cạnh "bóng đèn Bosch" - một hệ thống điện chiếu sáng bao gồm đèn pha, máy phát, bộ điều chỉnh, và ắc quy giúp lái xe ban đêm an toàn hơn, bộ khởi động đã tăng thêm độ tin cậy.
Thảm họa — chiến tranh thế giới thứ nhất
Với việc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ vào năm 1914, tất cả thị trường nước ngoài đều biến mất trong một đêm, nghiên cứu và phát triển bị gián đoạn, hoạt động sản xuất chuyển sang hoạt động vũ trang. Thay vì hệ thống đánh lửa nam châm, Bosch đã bắt đầu sản xuất kíp nổ lựu đạn. Khoảng một nửa số lao động bị huy động vào quân đội, và phụ nữ phải gánh vác công việc của họ. Trong số những người bị gọi nhập ngũ, 453 cộng sự đã không bao giờ trở lại sau chiến tranh.
Logo của Bosch
Thương hiệu mới trên toàn thế giới
Các văn phòng kinh doanh và nhãn hiệu đã bị chiếm đoạt trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Tuy nhiên, công ty Bosch đã bị mua lại ở Hoa Kỳ tiếp tục sử dụng thương hiệu Bosch nổi tiếng để quảng cáo. Để tránh nhầm lẫn nhà phát minh Gottlob Honold đã nhanh chóng thiết kế biểu tượng hình lõi thép trong vòng tròn năm 1918, vốn dĩ vẫn còn gắn liền với Bosch cho tới ngày nay.
Ảnh: Phác họa logo mới (1918)
Khởi đầu mới — vượt khó
Sau khi chiến tranh kết thúc, năm 1917 công ty trách nhiệm hữu hạn Robert Bosch AG đã phải đối mặt với vô vàn thách thức. Việc tái thâm nhập thị trường toàn cầu gặp phải sự cạnh tranh ngày càng tăng và nhiều bằng sáng chế bị thu hồi. Nhưng công ty đã không bỏ cuộc. Mọi nỗ lực hướng về việc tái thiết các mối quan hệ và mở rộng sang các thị trường mới. Đồng thời, công ty dồn sự tập trung vào thế mạnh cốt lõi – khát vọng sáng tạo và đổi mới.
Những tính năng mới trên ô tô — các cần gạt nước và còi
Các hoạt động bị gián đoạn bởi chiến tranh giờ đây được bắt đầu lại. Vấn đề an toàn trong bối cảnh giao thông đường bộ ngày càng đông đúc đã trở thành động lực cho các nhà nghiên cứu và nhà phát triển của Bosch. Đèn xe máy và xe đạp, còi, cần gạt nước kính chắn gió, và bộ đánh lửa chạy ắc quy của Bosch đã được thêm vào danh mục sản phẩm vào năm 1926.
Trung tâm Dịch vụ Ô tô Bosch
Dịch vụ khách hàng chuẩn hóa trên khắp hệ thống
Một mạng lưới các phân xưởng sửa chữa và lắp đặt độc lập đều tuân thủ theo một tiêu chuẩn không phải là một khái niệm mới. Điều này đã tồn tại ở Hoa Kỳ trước chiến tranh. Năm 1921, Bosch ra mắt gara "Trung tâm Dịch vụ Ô tô Bosch" bên ngoài Đức, chúng phát triển nhanh đến mức có đến 2.750 phân xưởng tại 70 quốc gia vào năm 1930. Những phân xưởng này đã giúp mở rộng thương hiệu Bosch trên toàn thế giới.
Hộp đèn “Dịch vụ Bosch” đã trở thành một biểu tượng đặc trưng cho hệ thống các xưởng sửa chữa.
Những băng tải liên hoạt động liên tục – dây chuyền lắp ráp
Sự cạnh tranh ngày càng tăng và các đối thủ có thể nhanh chóng bắt kịp chất lượng sản phẩm Bosch, chưa kể một yêu cầu cấp bách là tăng tốc độ sản xuất và giảm giá thành sản phẩm. Do đó, từ năm 1925 Bosch bắt đầu đưa vào ứng dụng các dây chuyền lắp ráp. Trước đây, người ta phải mất 50 ngày để sản xuất một hệ thống đánh lửa nam châm hoàn thiện, thì với dây chuyền lắp ráp chỉ mất năm ngày để làm ra một sản phẩm.